Nuôi tôm quảng canh là gì?
Nuôi tôm quảng canh nghĩa là sử dụng 100% thức ăn tự nhiên. Tôm sinh trưởng chủ yếu dựa vào thức ăn công nghiệp, mật độ tôm thấp khoảng 1-2 con/m2. Dựa vào kỹ thuật chăm sóc hoặc diện tích nuôi mà có thể thay đổi. Khi diện tích nuôi lớn, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào mật độ nuôi có thể tăng lên trên 2 con/m2. Tuy nhiên mật độ sẽ không quá 5 com/m2.
Khi muốn nâng mật độ ao nuôi lên thì tiếp tục duy trì nuôi tôm quảng canh không còn phù hợp. Khi mà nguồn thức ăn tự nhiên không còn khả năng đáp ứng cho sự phát triển của tôm. Bà conchat nên cần bổ sung các thức ăn công nghiệp, kháng sinh bổ trợ. Trong giai đoạn từ 1 đến 2 tháng cuối để tôm sinh trưởng mạnh hơn. Phương pháp này gọi là nuôi tôm quảng canh cải tiến, được coi là một phiên bản hoàn thiện của nuôi tôm quảng canh. Đáp ứng được các nhu cầu về mặt mật độ, từ 5-10 con/m2 hoặc có thể cao hơn nữa.
Sau 10-15 ngày thả giống, người nuôi quảng canh cải tiến có thể cho tôm thức ăn công nghiệp, kháng sinh bổ trợ cho đến khi về đích.
Nuôi tôm quảng canh cải tiến phù hợp với các đối tượng nuôi như: tôm thẻ chân trắng kết hợp với tôm càng xanh, tôm sú – tôm thẻ, tôm thẻ – cua hay tôm sú – cua. Nuôi tôm quảng canh cải tiến sẽ đẩy sản lượng nuôi trồng cao hơn.
Các nguyên tắc khi nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến
Nguyên tắc 1: Bờ vuông không được mọi
- Mọi bờ làm cho độ pH, kH của môi trường nuôi bị biến động, dẫn đến tôm bị stress, bệnh tật. Đây được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến lan truyền đốm trắng ở tôm.
Nguyên tắc 2: Phơi mặt đầm khô ráo, cải tạo sên vét cắt mầm bệnh định kỳ
- Phơi đầm là một lưu ý quan trọng không thể thiếu trong kỹ thuật nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Phơi đầm khô ao sẽ giúp nuôi tăng khả năng tái tạo thức ăn tự nhiên; diệt mầm bệnh, giải phóng khí độc. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho mùa vụ kế tiếp.
- Môi trường đáy ao phải được xử lý cũng như cải tạo kỹ lưỡng sẽ là môi trường tốt cho sự sinh trưởng và phát triển trong quá trình nuôi.
- Sử dụng men vi sinh ETOXIN: Tẩy rửa nước, khử váng bọt, mùi hôi, nhớt nước, giảm NH3, khử phèn, giảm tảo lam, khử độc tố từ thuốc trừ sâu.
Nguyên tắc 3: Duy trì thức ăn tự nhiên
- Thức ăn tự nhiên cần được duy trì ở mật độ cao để đảm bảo đủ cho tôm sử dụng. Theo thời gian lượng thức ăn tiêu thụ càng lớn nên việc cần phải được duy trì để đáp ứng là cần thiết.
Nguyên tắc 4: Tạo nơi trú ẩn cho tôm
- Hiện nay, các loại mô hình nuôi tôm kết hợp với các loài thực vật được đánh giá là mang lại năng suất cao. Ví dụ như mô hình nuôi tôm – lúa, tôm – năng tượng, hay nuôi tôm trong Rừng Sinh Thái cây đước, mắm v.v.. Điều này giúp tôm có thể trú ẩn khi thời tiết khắc nghiệt, cũng làm phong phú nguồn thức ăn tự nhiên.
- Bên cạnh đó cũng có nguồn dinh dưỡng để các vi khuẩn tốt trong tự nhiên sinh trưởng. Cần lưu ý khi sử dụng thuốc sinh học cho các loài thực vật (lúa, năng tượng). Cần chọn loại thuốc có nguồn gốc sinh học, để tránh ảnh hưởng đến tôm.
- Cần lưu ý khi sử dụng thuốc sinh học cho các loài thực vật (lúa, năng tượng). Cần chọn loại thuốc có nguồn gốc sinh học, để tránh ảnh hưởng đến tôm.
Add comment