Độ đục được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm. Nước ao nuôi bị đục vượt ngưỡng cho phép (dao động từ 30-45 NTU) làm giảm lượng Oxy hoà tan, tác động đến sự sinh trưởng của tảo rêu trong ao. Điều này có thể làm gián đoạn quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm.
Bên cạnh đó, độ đục trong ngưỡng cho phép cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ánh sáng mặt trời xuyên qua nước. Giúp tảo và vi khuẩn có lợi phát triển vừa phải, tạo điều kiện để tôm sinh trưởng tốt.
Một số nguyên nhân và biện pháp xử lý ao đục bà con cần lưu ý
Nguyên nhân
Do bùn đất, mùn hữu cơ ứ đọng
Ảnh hưởng của mưa nhiều khiến phù sa và bùn đất từ bờ ao trôi xuống. Nước mưa chảy xuống có thể mang theo bùn đất, phù sa gây ra hiện tượng ao bị đục.
Mùn bã hữu cơ cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến ao nuôi bị đục. Mùn bã hữu cơ có thể là thức ăn thừa, xác của tôm hoặc chất thải của tôm v.v. tích tụ lâu ngày trong ao sẽ khiến ao bị đục.
Sự phát triển quá mức của tảo
Tảo là một sinh vật đơn bào sống trong hầu hết các ao nuôi. Tảo có thể giúp ao nuôi quang hợp và giúp tổng hợp các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi tảo phát triển quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường nuôi, nước ao bị đục cản trở ánh sáng xuyên qua ao nuôi.
Tảo dư thừa sẽ tiêu thụ một lượng Oxy lớn vào ban đêm, điều này làm giảm lượng Oxy hoà tan trong nước, gây nguy hại đến các sinh vật nuôi trong ao.
Bên cạnh đó, tảo sẽ cạnh tranh với các sinh vật có lợi khác về chất dinh dưỡng. Dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái nước. Điều đặc biệt sẽ gây tắc nghẽn, mùi khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi và muôi trường.
Biện pháp xử lý
Đối với độ đục ảnh hưởng do mùn đất, hữu cơ ứ đọng
Thay nước: Cần được diễn ra định kỳ để đảm bảo độ đục của ao, mỗi lần có thể thay định lượng khoảng 20-30% nước trong ao. Quá trình thay nước sẽ làm giảm lượng chất hữu cơ của ao, bà con lưu ý cần bổ sung thức ăn hữu cơ. Cần kết hợp với quy trình vét ao nuôi định kỳ để có hiệu quả tối ưu.
Sử dụng hoá chất: Để xử lý nên dùng BKC (BenzalKonium Chloride), là chất khử trùng và xử lý nước mang lại hiệu quả cao. Được dùng để kiểm soát vi khuẩn, nấm và tảo. Giúp duy trì môi trường nước sạch, giảm thiểu các bệnh do vi khuẩn gây ra.
Đối với sự phát triển quá mức của tảo
Bón vôi: Giúp ổn định và duy trì độ pH của nước trong ao. Giữ độ pH ở mức thích hợp để cải thiện chất lượng nước, làm cho nước trong hơn và giảm đục. Giải quyết được vấn đề diệt khuẩn và diệt tảo (ở mức độ nhẹ). Kiểm soát tảo và cung cấp kháng chất, duy trì hệ sinh thái. Bên cạnh đó cũng cải thiện khả năng hoà tan Oxy trong nước. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách hoặc quá liều sẽ gây ra phản tác dụng. Khiến tôm bị sốc môi trường, mất cân bằng sự sinh thái ảnh hưởng đến sinh sản vật nuôi.
Sử dụng hoá chất: Bà con có thể sử dụng BZT Algae. Đây là một giải pháp toàn diện để xử lý các vấn đề về tảo và rong. Sản phẩm chứa các thành phần vi sinh và enzyme, giúp phân huỷ các chất hữu cơ; ức chế vi khuẩn gây bệnh; cải thiện chất lượng nước. BZT Algae đặc biệt hiệu quả trong việc xử lý tảo độc và rong. Đảm bảo môi trường ao nuôi lành mạnh và quá trình phát triển thuỷ sản.
Lưu ý khi xử lý
- Khi xử lý nước đục ao nuôi nên xử lý nước vào ban đêm. Đây là giai đoạn tôm ít hoạt động, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm.
- Bà con cần lưu ý về liều lượng hoá chất hoặc các sản phẩm bổ trợ. Cần tuân thủ đúng liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất.
- Cần theo dõi ao nuôi thường xuyên để nắm bắt tình tình ao nuôi. Từ đó có sự điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.
Add comment