Các mức thuế chống bán phá giá và đối kháng cho tôm nhập khẩu từ các quốc gia như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam được điều chỉnh với mức cao hơn đáng kể.
Khi các doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu tôm từ công ty Sociedad Nacional de Galapagos (Songa) của Ecuador, một nhà sản xuất tôm hàng đầu, họ sẽ bị áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ 10,58%, và yêu cầu đặt cọc bằng tiền mặt. Điều này cung cấp một cơ hội rõ ràng để các doanh nghiệp nội địa có thể cạnh tranh.
Một nhà máy chế biến tôm tại Ecuador. Ảnh: Shutterstock
Các doanh nghiệp nhập khẩu từ Industrial Pesquera Santa Priscila chỉ đối mặt với mức thuế ‘de minimis’ là 1,54%. Do đó, họ không bị yêu cầu đặt cọc. Những nhà cung cấp khác của Ecuador cũng sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá 10,58% và mức kí quỹ là 10,18%.
Đáng chú ý, DOC thông báo rằng các doanh nghiệp nhập khẩu tôm từ công ty Bahari Makmur Sejati (BMS) của Indonesia sẽ không bị áp thuế chống bán phá giá. Nhưng doanh nghiệp First Marine Seafoods/Khom Foods cùng với các nhà sản xuất tôm khác của Indonesia sẽ chịu mức thuế sơ bộ 6,3%. Kết quả cuối cùng sẽ có vào ngày 4 tháng 10 năm 2024.
Đối với tôm của Santa Priscila, mức thuế đối kháng (CVD) đã được điều chỉnh từ 13,41% còn 2,89%. Tất cả các nhà sản xuất khác của Ecuador cũng giảm xuống mức 2,89%, từ mức 7,55% trước đây. Riêng tôm từ Songa chỉ bị áp CVD 1,69% và không cần kí quỹ.
Đối với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ, mức ký quỹ yêu cầu là 4,72% đối với công ty Devi Sea Foods, 3,89% từ Sandhya Aqua Exports và 4,36% từ các nhà cung cấp khác. Tôm nhập từ Việt Nam sẽ phải chịu mức ký quỹ 2,84% cho nhà cung cấp Stapimex, 196,41% cho Thong Thuan, và 2,84% cho các nhà cung cấp còn lại.
>> Cuộc điều tra thuế chống bán phá giá và CVD được khởi xướng sau khi Hiệp hội Chế biến Tôm Mỹ, đại diện cho các nhà sản xuất và chế biến tôm nội địa, cung cấp 85% tôm đông lạnh cho thị trường Mỹ đã đệ đơn lên ITC và DOC. Họ khiếu nại rằng tôm nhập khẩu được trợ cấp, nên giá thấp hơn nhiều, ảnh hưởng đến tiêu thụ tôm nội địa.
An Vy
Theo Undercurrentnews
Add comment