Bệnh phân trắng làm giảm năng suất và chất lượng tôm. Tôm bị bệnh phân trắng thường không đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng.
Chất lượng nuôi tôm không đạt tiêu chuẩn. Điều này ảnh hưởng đến giá bán và lợi nhuận của người nuôi. Bên cạnh đó bệnh phân trắng ở tôm nếu không kiểm soát kịp sẽ lây lan nhanh chóng. Những tôm bị bệnh có thể lây sang tôm khác trong ao. Nên cần kiểm tra và điều trị bệnh kịp thời để tránh lây rộng và kiểm soát ao nuôi.
Dấu Hiệu Bệnh Phân Trắng Ở Tôm
Bệnh phân trắng là một trong những vấn đề phổ biến hiện tại ảnh hưởng lớn đến ngành nuôi tôm. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và năng suất nuôi trồng. Mức độ xảy ra nhiều nhất là giai đoạn 60-90 ngày tuổi. Dấu hiệu nhận biết bệnh:
-
- Dấu hiệu dễ thấy nhất là các đoạn phân trắng đục, vàng đục dài nổi trên mặt nước. Phân có thể đứt đoạn, không liên tục và có chất nhầy. Tôm thường bỏ ăn, thời gian canh vó kéo dài.
-
- Tôm bị bệnh thường sẽ có màu sắc nhợt nhạt, phát triển không cân đối. Vỏ tôm mềm, thịt không đầy vỏ, lột xác dính vỏ. Tôm bệnh phân trắng thường chậm lớn, vì vậy trọng lượng sẽ giảm so với tôm khoẻ mạnh cùng tuổi.
Bệnh phân trắng ở tôm kéo dài dẫn đến tôm giảm khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Khi mắc bệnh đề kháng tôm sẽ bị suy giảm, dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh khác. Bà con cần lưu ý đến tôm, dựa vào các dấu hiệu bệnh phân trắng để kịp thời điều trị.
Bệnh phân trắng ở tôm có thể làm tăng chi phí sản xuất và kéo dài thời gian nuôi. Các chi phí để tăng cường sử dụng thuốc cũng như xử lý ao nuôi có thể tăng mạnh. Vậy nên bà con lưu ý thường xuyên kiểm tra tình trạng tôm để xử lý kịp thời để tránh tình trạng bệnh nặng. Tình trạng tôm chậm lớn kéo dài thời gian nuôi sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế. Gây thâm hụt nặng nề cho bà con.
Phòng và điều trị bệnh phân trắng
Để phòng bệnh phân trắng hiệu quả cần kết hợp dựa trên nhiều yếu tố. Nhất là môi trường, cần đảm bảo tôm sinh sống trong môi trường nước ao ổn định và trong phạm vi an toàn. Cần theo dõi các yếu tố về chỉ số pH, độ mặn và nhiệt độ. Bên cạnh nguồn thức ăn trong tự nhiên cần đảm bảo thức ăn chất lượng và đủ dinh dưỡng cho tôm. Tôm cần được theo dõi định kỳ để phát hiện kịp thời các vấn đề.
Khi phát hiện tôm bị bệnh phân trắng, điều kiện tiên quyết cần là phải tìm ra tác nhân gây bệnh. Khi các tác nhân gây bệnh phân trắng ở tôm được xác định thì cơ hội thành công khi điều trị bệnh sẽ rất cao.
Một số tác nhân thường gặp dẫn đến bệnh phân trắng bà con có thể lưu ý. Đầu tiên, bà con cần kiểm tra môi trường sống của tôm thường xuyên để kịp thời phát hiện thay đổi, những thay đổi đột ngột liên quan đến nhiệt độ môi trường, độ pH hoặc hàm lượng oxy cũng gây ra những vấn đề về tiêu hoá ở tôm. Tiếp theo là những tác nhân do nguồn thức ăn, thiếu dinh dưỡng hoặc thức ăn kém chất lượng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng phân tôm bị trắng, nhạt màu.
Để phòng bệnh bà con có thể lưu ý các loại kháng sinh hỗ trợ gan, hỗ trợ đề kháng lợi khuẩn cho tôm sau khi bà con xổ ký sinh trùng đường ruột cho tôm, như Temak một sản phẩm đặc Trị Phân Trắng.
Điều trị bệnh phân trắng ở tôm
Khi điều trị phân trắng bà con nên lưu ý về số lần cho tôm ăn trong ngày (nên ngưng cho tôm ăn 1-2 ngày). Bên cạnh đó tiến hành xử lý nước, thay 30-50% lượng nước tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của tôm trong ao. Tiến hành diệt khuẩn, tảo trong ao nuôi bằng BKC. Có thể chọn kháng sinh diệt khuẩn phù hợp với tình trạng sức khoẻ tôm và ao nuôi.
Phòng bệnh chủ động để kịp thời có những biện pháp phù hợp tăng cường sức khoẻ, tránh cho khi tôm trở nặng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sản lượng tôm.
Add comment