Bệnh đen mang là tình trạng phổ biến trong nuôi tôm, khi mang của tôm chuyển từ màu trắng trong sang màu đen hoặc nâu đen do nhiều nguyên nhân sinh hóa khác nhau. Dù không xa lạ với người nuôi tôm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh đen mang có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng khác như bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng,…
Nguyên Nhân
Do Môi Trường: Khi nuôi tôm với mật độ cao, sục khí không đủ, ít thay nước, và không sử dụng vi sinh xử lý đáy, các chất thải hữu cơ sẽ tích tụ dưới đáy ao, dẫn đến hiện tượng đen mang. Khí độc như NH3 và NO2 trong ao nếu ở mức cao sẽ làm tôm bị rám đen hoặc tổn thương.
Nhiễm Kim Loại Nặng: Tôm sống trong môi trường pH thấp, với nhiều ion kim loại nặng như nhôm và sắt, dẫn đến tình trạng mang chuyển màu đen.
Sản phẩm đề xuất: ETOXIN – Chuyên khử các kim loại nặng và độc tố từ thuốc trừ sâu, giúp cân bằng pH và làm sạch nước ao nuôi hiệu quả.
Thiếu Dinh Dưỡng: Khi môi trường nước thiếu tảo, vitamin C và các khoáng chất cần thiết.
Sản phẩm đề xuất: CAL FOST – Khoáng nước cao cấp giúp bổ sung các khoáng chất cần thiết cho tôm, giảm nguy cơ bệnh tật và giúp tôm phát triển khỏe mạnh.
Do Tảo và Sinh Vật Bám: Các sinh vật như động vật đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm bám trên mang tôm gây ra hiện tượng đen mang.
Sản phẩm đề xuất: BZT ALGAE – Chuyên gia cắt tảo và kiểm soát sinh vật bám trên mang tôm, giữ cho môi trường nước luôn sạch sẽ và tôm khỏe mạnh.
Vấn Đề Vi Khuẩn và Nấm: Khi mang tôm bị nhiễm vi khuẩn (thường là Vibrio) hoặc nấm Fusarium, các sắc tố melanin sẽ xuất hiện làm mang tôm chuyển màu đen.
Sản phẩm đề xuất: PROGAN – Kháng sinh thế hệ mới với phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt nhanh chóng các dòng khuẩn G+, G-, giúp phòng và trị bệnh vi khuẩn hiệu quả.
Do Ngoại Ký Sinh Trùng: Những sinh vật như Lagenophrys hoặc Paramoeba sp (trùng amip) gây bệnh đen mang, đặc biệt là khi tôm sống trong điều kiện căng thẳng.
Sản phẩm đề xuất: TEMAK – Sản phẩm đặc trị phân trắng và ký sinh trùng, giúp loại bỏ nhanh chóng các sinh vật gây bệnh trên tôm.
Biểu Hiện
Trên Tôm
– Mang tôm bắt đầu chuyển từ màu đỏ sang màu nâu và cuối cùng là đen.
– Tôm thường bơi lờ đờ trên mặt nước và bỏ ăn do thiếu oxy.
– Hiện tượng hoại tử có thể xảy ra ở râu, roi, cuống mắt, telson và các phụ bộ khác khi nhiễm nấm.
Dấu hiệu dễ nhận biết khi tôm nhiễm bệnh là mang chuyển sang màu đen
Môi Trường Ao Nuôi
– Tôm nhiễm bệnh đen mang thường làm môi trường ao ô nhiễm nặng với bùn đen, tảo dày và khí độc.
– Các yếu tố như mật độ con giống cao, sục khí không đủ và ít thay nước làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Điều Trị
Khi phát hiện bệnh lý, cần kiểm tra chất lượng nước và đáy ao. Bước đầu tiên là làm sạch bùn đáy ao và sử dụng men vi sinh cao cấp để phân hủy mùn bã hữu cơ. Đồng thời, bổ sung Vitamin C vào thức ăn.
Sản phẩm đề xuất: HEFATIC – Giải độc gan và bổ sung vitamin giúp tăng cường sức khỏe cho tôm.
Nếu bệnh do nấm, việc điều trị khá khó khăn và thường chỉ có thể loại bỏ tôm bị bệnh và cải tạo chất lượng nước. Tỷ lệ hồi phục thường chỉ khoảng 30%.
Nếu nguyên nhân do nguyên sinh động vật, có thể sử dụng thuốc tím, đồng sulfate hoặc Formalin để tiêu diệt ký sinh trùng.
Trường hợp bệnh liên quan đến vi khuẩn, giảm thiểu thức ăn và hạn chế bổ sung chất hữu cơ là cần thiết trong 2-3 ngày, cùng với việc sử dụng kháng sinh hoặc vi sinh thích hợp.
Add comment